Uống lá vối có tác dụng gì, uống nhiều có độc không? Tác dụng của lá vối tươi ra sao với sức khỏe?
Lá vối là lá của cây nào?
Lá vối là lá của cây vối (cây trâm nắp) một loại thực vật thuộc họ Sim mọc khắp nơi trên Thế Giới. Lá vối có màu xanh thẫm và có 2 loại; 1 loại lớn hơn bàn tay một tý, loại còn lại cũng lớn cỡ bàn tay tuy nhiên có hình thoi. Lá vối tươi có tác dụng tốt cho sức khỏe bà bầu, người lớn và trẻ nhỏ.

Uống lá vối có tác dụng gì, tác dụng của lá vối tươi với bà bầu, bệnh tiểu đường, bệnh gout ra sao?
Bạn có thể Click để Show ra dàn ý bài viết
- 1 Lá vối là lá của cây nào?
- 2 Tác dụng của lá vối tươi, lá vối chữa bệnh gì?
- 2.1 Tác dụng của lá vối với bệnh gút (bệnh gout)
- 2.2 Nụ vối giúp giảm mỡ trong máu, cholesterol
- 2.3 Tác dụng của lá vối với bệnh tiểu đường thế nào?
- 2.4 Tác dụng của lá vối tươi giúp kiện tỳ, giúp tiêu hóa tốt
- 2.5 Lá vối có công dụng giải khát, giải nhiệt, lợi tiểu
- 2.6 Triệt tiêu các gốc tự do chống oxy hóa mạnh
- 2.7 Tác dụng của lá vối giúp giảm cân, giảm mỡ máu
- 2.8 Hỗ trợ chữa viêm đại tràng bằng lá vối tươi
- 2.9 Công dụng của lá vối chữa các loại bệnh khác
- 3 Và một số bài thuốc chữa bệnh từ cây vối, lá vối tươi
- 4 Tác dụng của lá vối đối với bà bầu, phụ nữ sau sinh như thế nào?
- 5 Pha nước vối như thế nào cho đúng cách?
- 6 Uống nước vối cần lưu ý điều gì để tránh các tác hại độc hại?
- 7 Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây vối, lá vối
Lá vối được coi là một loại dược liệu quý có giá trị cao, thường được bà bầu sử dụng sau sinh, bà bầu. Lá vối có nhiều công dụng trong việc điều trị các chứng bệnh như bệnh gout, gan, bệnh tiểu đường và đặt biệt là điều trị đường tiêu hóa khá tốt.
Ngoài ra, lá vối có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh lặt vặt khác. Trong bài thuốc dân gian, nước lá vối được dùng trong việc chữa các bệnh nêu trên. Sau đây là các tác dụng của lá vối tươi có lợi cho sức khỏe của bà bầu và phụ nữ sau sinh.
Đặc điểm của cây vối, lá vối là gì, mọc ở đâu nhiều?
Cây vối còn có một tên gọi khác, đó là cây trâm nắp, tên tiếng anh là Cleistocalyx operculatus. Lá vối là một loại thực vật có hoa tròn họ đào kim nương, thường mọc ở vùng nhiệt đới. Loại cây này ở nước ta thường mọc hoang hoặc được trồng nhưng rất ít. Lá vối thường xuất hiện ở Miền Bắc nước ta.
Thân cây vối có thể cao lên đến 12-15cm. Cành cây tròn và đôi khi có 4 cạnh, nhẵn. Hình dạng của lá vối thường có hình trái xoan ngược hay hình bầu dục, hình trứng rộng giảm ngọn ở gốc, có mũi nhọn ngắn, hai mặt màu nhạt hoặc có những đốm nâu, phiến dày, dai, cứng, lá già thường có chấm đen ở mặt dưới, cuống lá dài tầm 1-1,5cm.
Hình dạng của lá vối thường có hình trái xoan ngược hay hình bầu dụcHình dạng của lá vối thường có hình trái xoan ngược hay hình bầu dụcHình dạng của lá vối thường có hình trái xoan ngược hay hình bầu dụcHình dạng của lá vối thường có hình trái xoan ngược hay hình bầu dụcHình dạng của lá vối thường có hình trái xoan ngược hay hình bầu dục

Hình dạng của lá vối thường có hình trái xoan ngược hay hình bầu dục – uống lá vối có tác dụng gì, có độc không, lá vối chữa bệnh gì
Cây vối thường ra hoa vào tháng 5 – 7. Có quả hình cầu hay hình trứng, nhăn nheo. Thường có đường kính từ 7 – 12mm. Khi quả chín thường có màu tím. Tổng thể cây vối có mùi khá dễ chịu và đặc trưng. Bởi vì trong lá vối có chứa 4% tinh dầu phát ra mùi hương dễ chịu.

Cây vối thường ra hoa vào tháng 5 – 7 – uống lá vối có tác dụng gì, có độc không, lá vối chữa bệnh gì

Thường có đường kính từ 7 – 12mm – uống lá vối có tác dụng gì, có độc không, lá vối chữa bệnh gì
Lá vối tươi thường được dùng để pha trà hoặc nấu nước uống. Hoặc có thể dùng nụ của vối để nấu các loại nước giải khát. Chúng ta có thể phơi lá vối và dùng ngay khi chúng còn tươi.
Lá vối được phần lớn người ở đồng bằng Bắc Bộ, nông thôn và thành thị đều tin dùng lá vối tươi như một trong những loại thảo mộc quý nhất ở đây. Họ thường dùng lá vối nấu nước chè khá ngon.

Lá vối được phần lớn người ở đồng bằng Bắc Bộ – uống lá vối có tác dụng gì, có độc không, lá vối chữa bệnh gì
Thành phần chứa trong lá với có những gì?
Lá vối có nhiều thành phần đem lại dinh dưỡng cao cho con người. Trong lá vối có chứa tatin, 4% tinh dầu tạo mùi hương dễ chịu và chứa một số chất kháng sinh loại bỏ được vi khuẩn gây bệnh. Ví dụ như: Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis…
Thành phần chính chứa trong lá vối là tatin, ngoài ra, lá vối còn chứa 4% tinh dầu thơm giúp lá vối có mùi khá dễ chịu.
Hơn nữa, lá vối còn chứa một số khoáng chất và chất kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn và sát trùng khá tốt. Thành phần trong lá vối có giá trị dinh dưỡng cao và cần thiết nhất cho thai phụ và phụ nữ sau sinh.
Phơi khô lá vối hay sắc chúng có thể hỗ trợ trong việc sát khuẩn cho da khá tốt. Đối với những ai bị mụn nhọt, lở loét, ghẻ ngứa, dùng lá này để rửa vết thương sẽ rất mau lành. Sở dĩ phải ủ lá vối tươi bởi vì nó rất ngái do có chứa nhiều chất diệp lục.
Để chữa trị các bệnh về da, chỉ cần vò nát lá vối tươi nấu với nước sôi lấy nước gội đầu, loại nước này đặc trị lở chốc khá hiệu quả.
Lợi ích sức khỏe của lá vối tươi và cách sử dụng ra sao?
Vậy thì lá vối có tác dụng cụ thể như thế nào? Những ai có thể dùng lá vối tươi? Đó sẽ là những thắc mắc của những người mới nghe đến lá vối và chưa sử dụng bao giờ.
Có thể nói, lá vốn là một loại thức uống được khá nhiều người yêu thích. Nếu nhắc đến đá vối, chắc hẳn ai cũng nghĩ ngay đến món nước uống cực kỳ dân dã và dễ uống.
Loại nước được nấu từ lá vối có tác dụng giải nhiệt cao, hỗ trợ tiêu tích, làm tan các chất uric đào thải ra ngoài. Đồng thời, hỗ trợ hệ tiêu hóa mạnh khỏe, phòng ngừa bệnh đầy hơi.
Nước lá vối thường nấu bằng lá và nụ và lá vối chia ra làm 2 loại bao gồm: vối nếp và vối tẻ, 2 loại này đều có màu vàng xanh.
Vối nếp còn được gọi là Vối Bắc, có lá nhỏ hơn lòng bàn tay màu vàng xanh, còn vối tươi được gọi là Vối Trâu, lá có hình thoi, to hơn lòng bàn tay, có màu xanh sẫm và mỏng hơn lá vối nếp.
Để phân biệt 2 loại lá này cũng khá là đơn giản, chỉ cần nấu lên, loại nước vối nào cho mùi dễ chịu hơn đó chính là vối nếp. Cũng vì thế mà người ta chuộng trồng loại vối nếp hơn bởi và giá vối nếp cũng cao hơn hẳn giá của lá vối tẻ.

Lợi ích sức khỏe của lá vối tươi và cách sử dụng ra sao? – uống lá vối có tác dụng gì, có độc không, lá vối chữa bệnh gì
Lá vối giúp diệt trừ được nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm như: Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu,… từ đó giúp giảm dần tiết dịch và hạn chế sự phát triển của vi trùng, làm vết thương mau lành hơn.
Theo thu thập từ tài liệu của: “ thuốc và sức khỏe” biết được, lá vối có tác dụng kiện tỳ hiệu quả, đẩy lùi các bệnh về đường tiêu hóa, chất tanin trong lá vối có tác dụng bảo vệ niêm mạc đường ruột. Tuy lá vối có chất đắng như nó lại giúp kích thích nhiều dịch tiêu hóa hơn.
Trong dân gian, lá vối tươi được cho là tốt hơn lá vối đã ủ, đồng thời chữa trị bệnh cũng tốt hơn. Nấu nước lá vối để dùng giúp chữa trị được một số bệnh và một số tổn thương như: viêm đại tràng, tiểu đường, viêm gan, viêm da lở loét,…
Nước lá vối có thể nấu theo nhiều liều lượng khác nhau, mỗi liều lượng lại trị được một loại bệnh khác nhau. Cách nấu loại nước này khá đơn giản.
Chỉ cần rửa sạch và cho vào ấm và đun với nước lạnh rồi uống nóng hoặc để nguội vẫn được. Có thể đun nụ vối trong ấm đến khi sôi hoặc nấu theo cách như nấu nước trà thông thường.
Tác dụng của lá vối tươi, lá vối chữa bệnh gì?
Khi lá vối tươi được nấu lên, màu nước sẽ chuyển sang đỏ nhạt, đồng thời khi uống sẽ cảm nhận được vị đắng nhẹ, hậu nước có vị ngọt, có mùi hương ngai ngái.
Nước lá vối thường được xem như một loại nước giải khát, có thể chan với cơm ăn như canh và ăn kèm cùng với một số món như cà pháo muối chua.
Điều đặc biệt của loại nước này là khi sắc đặc có thể dùng làm thuốc sát khuẩn khá tốt đối với một số loại bệnh ngoài da như: ghẻ lở, mụn nhọt. Đối với những ai bị nấm da đầu hay mụn nhọt, dùng lá vối tươi vò nát nấu với nước sôi có thể chữa trị dứt điểm.
Tác dụng của lá vối với bệnh gút (bệnh gout)
Bệnh gout từ lâu đã bị gán cho cái mác là “bệnh của người giàu“ thì lá vối được xem như một liều thuốc thần kỳ để chữa trị vậy.
Theo nhận định của lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, Chủ tịch Hội Đông y quận Ba Đình, Hà Nội: cây vối có phần lá và phần nụ có khả năng giúp tiêu hóa thức ăn tốt,
Nhất là những loại thức ăn mang nhiều dầu mỡ. Đồng thời giúp giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể, lợi tiểu và tiêu độc gan.

Tác dụng của lá vối tươi, lá vối chữa bệnh gì? – uống lá vối có tác dụng gì, có độc không, lá vối chữa bệnh gì
Nguyên nhân gây ra bệnh gout là do bản thân ăn quá nhiều chất béo, ngọt, gây ra tình trạng ứ đọng chất uric. Hoặc là do hệ thống tiêu hóa và bài tiết đào thải chất không tốt nên bị ứ động uric ở các khớp xương gây nên dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, đau.
Lá và nụ của vối tươi giúp hỗ trợ việc tiêu tích, đồng thời làm giảm lượng uric hoặc tiêu hẳn đào thải ra bên ngoài giúp phòng ngừa và trị bệnh gout hiệu quả.
Tuy nhiên, bệnh gout không phải dễ chữa trị và có thời gian kéo bệnh khá dài. Cho nên lá vối chỉ phần nào hỗ trợ trong việc trị bệnh gout chứ không thể nào chữa trị hết hoàn toàn được.
Bởi vì bệnh gout phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau, người bệnh cần có chế độ ăn và luyện tập khoa học mới có thể giảm nhanh chứng bệnh này.
Lá vối có thể ủ được, và loại lá này khá thơm ngon. Nếu muốn dùng lá vối để làm thuốc thì nên dùng lá tươi hoặc lá phơi khô là được.
Nên uống nước lá vối tươi sau bữa ăn và thay thế nước uống hoàn toàn được và không lo lắng bất kỳ vấn đề gì về tác dụng phụ. Tuy nhiên, đối với những người quá gầy, suy nhược cơ thể thì tốt nhất không nên sử dụng lá vối.
Nhưng không điều trị hoàn toàn
Mặc dù lá vối có công dụng tốt thật trong việc chữa bệnh, nhưng lương y Hồng Minh đưa ra ý kiến rằng đối với là và nụ của cây vối thì sẽ có thể hỗ trợ phần nào cho bệnh nhân bị gout đang điều trị nhưng không thể nào làm khỏi hoàn toàn chứng bệnh này.
Bệnh gout là một loại bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như do gen, tiểu đường, tăng lipid máu… Cho nên, bệnh nhân tốt nhất không nên trông chờ vào chỉ mỗi lá vối mà phải ăn uống và luyện tập theo chế độ của bác sĩ đưa ra một cách hợp lý nhất.
Nhiều người thắc mắc rằng, nên dùng lá vối tươi hay khô là tốt nhất thì lương y Bùi Hồng Minh cho rằng: lá vối ủ uống sẽ ngon hơn lá vối sẽ thơm ngon hơn.
Tuy là lá vối có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng theo lương y Bùi Hồng Minh Khuyên rằng những ai bị suy nhược cơ thể thì không nên dùng lá vối.
Nụ vối giúp giảm mỡ trong máu, cholesterol

Nụ vối giúp giảm mỡ trong máu, cholesterol – uống lá vối có tác dụng gì, có độc không, lá vối chữa bệnh gì
Đối với căn bệnh mỡ trong máu thì nấu theo công thức là: 15-20g nụ vối hãm lấy nước uống, có thể thay thế cho trà được, hoặc có thể nấu đặc nước và chia làm 3 lần uống trong ngày.
Lưu ý: nên dùng thường xuyên để phát huy kết quả tốt nhất.
Tác dụng của lá vối với bệnh tiểu đường thế nào?
Theo như nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng giữa viện Dinh Dưỡng Quốc Gia và Đại Học Phụ Nữ Nhật Bản đã chứng minh rằng, trong chè nụ có hợp chất flavonoid phòng ngừa bệnh tiểu đường một cách hiệu quả.
Đây là một trong số những nghiên cứu đáng lưu ý nhất của việc sử dụng nụ lá vối hỗ trợ trị bệnh tiểu đường.
Đối với những ai bị tiểu đường mà thường xuyên dùng chè nụ vối sẽ làm tăng khả năng ổn định đường huyết hơn.
Đồng thời, chè nụ vối còn làm giảm mỡ máu, chống oxy hóa tế bào và bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy, phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể ở người bệnh tiểu đường. Nụ vối là một loại thảo dược khá lành tính cho nên có thể uống thường xuyên mỗi ngày.
Điều đặt biệt là nụ vối và lá vối tươi có khả năng kháng sinh chống lại nhiều loại vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Trong các loại vi khuẩn này tồn tại Streptococcus (hemolyticus và staman) (vi khuẩn gây ra nhiễm trùng).
Một vài vi khuẩn không gây độc cho cơ thể như: Tụ cầu khuẩn Staphylococcus và khuẩn phế cầu Pneumococcus, Salmonella (vi khuẩn làm cho thức ăn trở thành độc), Bacillus (khuẩn hình que), Subtilisin (enzyme có thể phá vỡ protein và peptide, được chiết xuất từ vi khuẩn).
Tác dụng của lá vối tươi giúp kiện tỳ, giúp tiêu hóa tốt
Lá vối vốn là loại lá đa năng, cho nên có khả năng kiện tỳ, giúp tiêu hóa tốt, ăn ngon. Ngoài ra, lá vối còn được cho là một loại thuốc tốt khi đã ủ.
Lá vối còn có công dụng tốt trong việc chữa trị các bệnh ngoài da như bỏng, viêm da, vàng da, lở ngứa rất hiệu quả.
Thành phần trong lá vối chứa một ít tannin, vết ancaloit cùng 4% tinh dầu tạo mùi hương khá dễ chịu. Theo tài liệu Đông y ghi chép, tính vị của lá vối là vi kinh, bên cạnh đó, nụ lá vối có tính hàn mát, vị đắng và không có độc.
Loại này có tác dụng thanh nhiệt giải biểu ( mồ hôi ) cao, kiện tỳ tiêu thực, trừ được kích trệ tốt ( ăn không tiêu ). Đặc biệt có thể chữa được ngoại cảm phát sốt, sợ rét và cả đau đầu.
Công dụng của chất đắng trong lá và nụ vối kích thích được nhiều dịch vị tiêu hóa. Theo đó, chất tannin chứa trong lá và nụ vối giúp bảo vệ niêm mạc ruột khá tốt, tinh dầu giúp kháng khuẩn cao nhưng không gây hại đến những loại vi khuẩn có ích tồn tại trong ống tiêu hóa.
Cho nên, lá và nụ vối có thể kiện tỳ, giúp ăn ngon miệng hơn, hỗ trợ tiêu hóa tốt, chữa trị bệnh đại tràng mãn 1 cách nhanh chóng. Đặc biệt, chữa viêm gan và vàng da, bỏng một cách hiệu quả.
Lá vối có công dụng giải khát, giải nhiệt, lợi tiểu
Cũng giống như nước dừa hay hạt chia, lá vối có tác dụng giải khát, thanh nhiệt cơ thể, giúp lợi tiểu, đồng thời có thể đào thải được nhiều chất độc hại ra khỏi cơ thể,…
Với sự đa năng mà loại lá này mang lại thì nước vối được xem là một trong những loại nước được ưa thích nhất trong những ngày hè nắng nóng ở Miền Bắc.
Triệt tiêu các gốc tự do chống oxy hóa mạnh
Nụ vối có khả năng giúp triệt tiêu các gốc tự do oxy hóa mạnh. Theo nghiên cứu của trường đại học OhiO có khả năng tiêu diệt các gốc tự do, đồng thời, chống oxy hóa mạnh, từ đó có thể giảm được sự hình thành đục thủy tinh thể, bảo vệ mắt.
Lá vối tươi có tác dụng chống lão hóa trên cơ thể cho mẹ bầu. Mẹ bầu có thể hạn chế được hiện tượng hở chân răng, rụng tóc, nhăn da. Tính năng này được cho là khá giống lá trà xanh.

Lá vối tươi có tác dụng chống lão hóa – uống lá vối có tác dụng gì, có độc không, lá vối chữa bệnh gì
Ngoài ra, nụ vối còn có thể bảo vệ sự tổn thương của tế bào tuyến tụy, điều đặc biệt hơn là nó có thể phục hồi các men chống oxy hóa trong cơ thể.
Theo nghiên cứu khoa học của Viện Dinh dưỡng quốc gia và Đại học Phụ nữ Nhật Bản phát hiện được, nụ vối có hàm lượng polyphenol cao, chứa khoảng 128mg/gram trọng lượng khô, hoạt ức chế alpha – glucosidase.
Về nụ vối được cho là có khả năng hạn chế tăng đường huyết sau mỗi bữa ăn, bên cạnh đó, nụ vối còn giúp ổn định đường huyết tốt, giảm lipid máu, có thể hỗ trợ và phòng trị bệnh tiểu đường cùng những biến chứng mà nó gây ra.
Tác dụng của lá vối giúp giảm cân, giảm mỡ máu
Nụ vối được chia ra làm 2 loại riêng biệt, và hình dáng của chúng cũng khá dễ phân biệt, đó chính là: vối kê và vối tẻ. Vối kê có màu vàng xanh, là một loại lá nhỏ hơn lòng bàn tay, còn vối tẻ thì lá lại to hơn lòng bàn tay và có hình thoi, màu xanh sẫm.
Hoa vối thường nở thành chùm, có hàng trăm nụ vối đan xen vào nhau, nở hoa vào mùa xuân. Quả của cây vối khi chín thường có màu đỏ thẫm giống quả bồ quân, nhưng khi ăn lại hơi chát và có vị đắng.
Theo kết quả nghiên cứu chỉ ra được, trong nụ vối có chứa tanin, khoáng chất và cả vitamin cùng với 4% tinh dầu có mùi hương khá dễ chịu.
Đặc biệt hơn, trong nụ vối có chứa một số chất kháng sinh đặc biệt có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn, nấm mốc như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis.
Chính vì thế, lá vối tươi hay lá vối khô được sắc đặc thường dùng làm dược liệu chữa trị vết thương, dùng để sát khuẩn và trị những bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt. Đối với những ai bị nấm da đầu, dùng lá vối đun nước và dùng để gội đầu sẽ mau chóng khỏi bệnh ngay thôi.
Theo một nghiên cứu được chỉ ra gần đây, trong lá vối còn chứa một chất mang tên polyphenol với hàm lượng khá cao (tương đương 128mg catechin/gam trọng lượng khô) theo đó là hoạt chất ức chế men alpha glucosidase – loại chất này hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường khá hiệu quả nếu uống thường xuyên.
Theo nghiên cứu Đông y chỉ ra, lá vối có tác dụng kiện tỳ, hỗ trợ ăn ngon, giúp ích cho hệ tiêu hóa. Chất đắng trong lá vối sẽ giúp kích thích dịch tiêu hóa, giúp bạn tiêu hóa tốt hơn.

Lá vối có tác dụng giúp ích cho hệ tiêu hóa – uống lá vối có tác dụng gì, có độc không, lá vối chữa bệnh gì
Mặc khác, chất tanin trong lá vối giúp bảo vệ niêm mạc ruột, cùng tinh dầu có tính chất kháng khuẩn cao nhưng không vì thế mà làm ảnh hưởng đến những vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa.
Theo kinh nghiệm dân gian, lá vối tươi có công dụng trị bệnh cao hơn hẳn lá vối đã ủ. Cho nên, lá vối nấu nước uống có công dụng cao trong việc chữa bệnh hoặc các tổn thương ngoài da như viêm, bỏng, lở ngứa và vàng da,…
Trong đông y, vỏ cây vối còn đóng vai trò là thuốc hậu phát, được sử dụng trong việc điều trị đau bụng, chướng bụng, ăn không tiêu thậm chí là nôn mửa.
Theo đó, nước vối còn có công dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp giải khát trong những ngày hè nóng nực, lợi tiểu và làm mát cơ thể. Lá vối còn có công dụng đào thải độc tố qua đường tiết niệu.
Theo nghiên cứu còn chỉ ra rằng, uống nước lọc trắng thì lại dễ tiêu sau 30-40 phút, nhưng khi dùng nước lá vối thì chỉ thải khoảng ⅕ lượng nước, còn lại trữ dần và đào thải vào thời gian sau đó.
Hỗ trợ chữa viêm đại tràng bằng lá vối tươi
Đối với những ai bị viêm đại tràng mãn tính, kèm theo đó là bụng đau âm ỉ, thường xuyên đi ra phân sống thì dùng 200g lá vối tươi vò nát, ngâm trong 2 lít nước sôi trong khoảng 1 giờ để dùng thay nước.
Công dụng của lá vối chữa các loại bệnh khác
Lá vối còn trở thành thảo dược khi kết hợp với một số loại lá khác giúp chữa những chứng bệnh như đi ngoài, viêm đại tràng mãn tính hay các chứng bệnh đầy bụng, ăn không tiêu,…
Với những chứng bệnh ngoài da, lá vối là một thần dược có thể trị được nhiều chứng bệnh, đặc biệt là ghẻ ngứa và chốc đầu. Đối với nhà ai có em bé thì có thể sử dụng nước lá vối trị bệnh chốc lở rất hiệu quả.
Hơn thế nữa, lá vối giúp giảm mỡ máu hiệu quả, chữa trị được bệnh lở ngứa, chốc đầu. Dùng một liều lượng nhất định để nấu và lấy nước tắm, rửa kỹ ở những nơi có ghẻ ngứa và gội đầu chữa trị chốc lở. Nếu bị viêm da, dùng lá vối sắc đặc và bôi vào vùng bị lở ngứa sẽ mau chóng lành hẳn.

Công dụng của lá vối chữa các loại bệnh khác – uống lá vối có tác dụng gì, có độc không, lá vối chữa bệnh gì
Cây vối là một loại cây đặt biệt, vì có thể tận dụng được hầu như toàn bộ các bộ phận của cây dùng để điều trị bệnh khá hiệu quả. Điều hay nhất ở đây là lá vối tươi được rất nhiều người tin dùng vì nó hỗ trợ ăn ngon hơn và giúp hệ tiêu hóa ổn định.
Nước lá vối thường được mọi người dùng sau bữa ăn, bởi vì theo quan niệm dân gian, chất đắng trong lá vối sẽ kích thích tiết dịch trong hệ tiêu hóa, kèm theo đó là chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, còn có tinh dầu kháng được nhiều loại vi khuẩn nhưng tuyệt đối không làm hại vi khuẩn có ích trong ruột.
Những bài thuốc trong tự nhiên cũng không hẳn là ích, như chúng ta đã biết đến nha đam, bắp cải,.. chữa được bệnh viêm đại tràng thì nay lại được biết thêm một loại nguyên liệu có công năng không kém đó chính là cây vối. Cây vối được cho là một loại cây quen thuộc đối với những người dân nông thôn ở miền Bắc nước ta.
Nếu như ở Miền Nam ưa dùng trà xanh để nấu nước uống thì ở các vùng nông thôn, người ta thường hay dùng nụ vối để nấu vì nó đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Ngoài công dụng nổi bật là chữa trị đại tràng, cây vối còn được biết đến với nhiều loại công dụng khác như giảm mỡ máu, trị đau bụng, chữa đầy bụng, lở ngứa, viêm gan…
Và một số bài thuốc chữa bệnh từ cây vối, lá vối tươi
Trị đau bụng đi ngoài: dùng 3 chiếc lá vối cùng 8g vỏ ổi rộp, thêm một núm quả chuối tiêu 10g. Thái nhỏ mọi thứ rồi phơi khô và sắc với 400ml nước, còn 100ml thì chia ra ngày uống 2 lần, dùng liên tục 2-3 ngày để có hiệu quả cao.
Chữa đầy bụng, không tiêu: dùng 6-12g vỏ thân cây vối, sắc thật kỹ và dùng nước đặc uống 2 lần trong 1 ngày, hoặc có thể dùng nụ vối 10-15g, sắc lấy nước uống 3 lần trong ngày.
Chữa lở ngứa, chốc đầu: dùng một lượng lá vừa đủ và nấu thật kỹ, sau đó dùng nước đó để tắm, rửa ở những nơi bị lở ngứa và gội đầu để chữa chốc lở khá hiệu quả.
Giúp giảm mỡ máu: Dùng 15-20g nụ vối, hãm và dùng nước đó uống thay trà trong ngày hay nấu thành nước đặc, chia ra làm 3 lần uống trong một ngày. Nên dùng thường xuyên.
Hỗ trợ trị tiểu đường: Dùng 15-20g nụ vối, sắc lấy nước và hãm uống thay trà. Uống 3 lần trong ngày trước khi ăn.
Chữa bỏng: Dùng vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa thật sạch, giã nát và hòa với nước sôi để nguội. Sau đó lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng. Thuốc này sẽ làm tiết dịch, hết phồng và dịu cơn đau, hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn gây hại.
Viêm gan, vàng da: Dùng 200g rễ nấu sắc uống mỗi ngày.
Viêm da lở ngứa: Sắc lá vối và để đặc, bôi lên vùng da bị viêm, lở.
Chữa viêm đại tràng mãn tính, đau bụng âm ỉ: Dùng khoảng 200g lá vối tươi, xé nhỏ ra và chế vào 2 lít nước sôi, ngâm trong vòng 1 tiếng đồng hồ để uống thay cho nước.
Muốn lá vối phát huy hết công dụng tuyệt vời của nó thì tốt nhất nên dùng lá vối tươi thay vì lá hay nụ vối được phơi khô.
Có thể nói, cây vối là giống cây khá dễ trồng, rất dễ tìm và dễ mua với cái giá bình dân nhưng công dụng của nó thì lại khá tốt, chữa được nhiều loại bệnh hay, đặc biệt là những bệnh mãn tính.
Bệnh của người già như: tiểu đường, huyết áp, mỡ máu, gout hay rối loạn tiêu hóa,… Cho nên, nếu ai có điều kiện thì nên mua lá vối về dùng thường xuyên nhé!
Tác dụng của lá vối đối với bà bầu, phụ nữ sau sinh như thế nào?
Khoảng thời gian trước khi nền y học chưa phát triển như bây giờ, việc kiêng cữ trong thời gian mang bầu hầu hết là do truyền miệng và kinh nghiệm của người đi trước mà không dựa trên bất kỳ kiến thức y khoa nào cả.
Có một số khu vực cho rằng, nước lá vối tươi không tốt cho sức khỏe, nhưng cũng có một số nơi cho rằng, uống nước vối tươi khá có lợi cho thai kỳ. Vậy thì đâu mới là quan điểm đúng?
Bà bầu có nên uống nước lá vối tươi không?
Theo như nghiên cứu của nền y học ngày nay đã chỉ ra, một số thành phần trong lá vối tươi rất có lợi cho sức khỏe nói chung và sức khỏe của mẹ bầu nói riêng.
Cho nên, việc bà bầu uống nước lá vối khi mang thai sẽ sinh con có làn da trắng hồng, mẹ có vóc dáng đẹp sau khi sinh cùng nhiều thứ có ích đi kèm khác.
Theo một kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lá vối và nụ vối chứa một lượng lớn chất tanin, khoáng chất và vitamin, có tinh dầu và mùi hương cực dễ chịu.
Đặc biệt hơn, trong loại thực phẩm này còn chứa một số loại kháng sinh dùng để kháng những loại vi khuẩn có hại cho cơ thể con người, phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.

Tác dụng của lá vối đối với bà bầu, phụ nữ sau sinh như thế nào?
Đặc trưng của lá vối tươi khá giống lá trà xanh, đều là nguồn dinh dưỡng đem lại dưỡng chất cho thai kỳ.
Chính vì thế nên các nhà khoa học đã khẳng định rằng, trong thời gian mang thai, các mẹ bầu nên dùng lá vối tươi với một hàm lượng hợp lý để có được một sức khỏe hoàn hảo. Lá vối tươi có khá nhiều công dụng trong cuộc sống và trong chữa bệnh.
Tác dụng của lá vối tươi đối với sức khỏe của mẹ và bé trong thời kỳ mang bầu
– Ngăn ngừa tiểu đường cho mẹ bầu thời kỳ sau sinh
Giai đoạn mang thai là giai đoạn mà các mẹ bầu cần phải nạp một lượng lớn thức ăn để có thể nuôi dưỡng thai nhi và duy trì, đảm bảo lượng sữa cho thời kỳ sinh nở. Điều này đã khiến cho các mẹ bầu mắc phải nguy cơ thừa cân và bị bệnh tiểu đường.
Được biết, trong lá vối tươi có hàm lượng polyphenol cao cùng các hoạt chất ức chế alpha-glucosidase giúp hạn chế hình thành của hàm lượng đường trong máu.
Đồng thời, lá vối tươi giúp ổn định đường huyết trong cơ thể, giảm hàm lượng lipid trong máu và phòng ngừa những biến chứng gây nguy hiểm ở bệnh tiểu đường.
Chính vì thế, trong thời gian mang bầu, các mẹ bầu nên bổ sung nước lá vối thường xuyên để làm tăng khả năng ngăn ngừa được các bệnh liên quan đến tiểu đường trước và sau khi sinh.
– Chống oxy hóa cho bà bầu
Theo như nghiên cứu mới nhất từ trường đại học OhiO đã chứng minh được, lá vối giúp tiêu diệt các gốc tự do, chống oxy hóa cao, từ đó, giảm được sự hình thành bệnh đục thủy tinh thể, bảo vệ được tế bào tuyến tụy không bị tổn thương.
Đồng thời, còn có khả năng phục hồi các men chống oxy hóa trong cơ thể. Điều này đã giúp giảm sự lão hóa của các bộ phận trên cơ thể thai phụ trong suốt thời gian mang thai.
Các thai phụ có thể hạn chế được một số hiện tượng như hở chân răng, rụng tóc, nhăn da. Các công dụng này tương tự như công dụng lá trà xanh vậy.
– Lá vối tươi tốt cho hệ tiêu hóa mẹ bầu
Dược tính trong lá vối có một tác dụng khá đặc biệt, đó chính là kiện tỳ, tăng cảm giác ăn ngon miệng và kích thích được hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
Chất đắng có trong thành phần của lá vối có tác dụng thúc đẩy dạ dày tiết dịch tiêu hóa, trong khi đó, tanin lại giúp bảo vệ niêm mạc ruột khá hiệu quả.

Dược tính trong lá vối có một tác dụng khá đặc biệt, đó chính là kiện tỳ
Có thể cho rằng, điều này là điều thực sự cần thiết cho mẹ bầu trong giai đoạn mang thai. Bởi vì số lượng thức ăn mà các mẹ bầu nạp vào nhiều hơn 1,5 đến 2 lần. Nếu không có chất thúc đẩy quá trình tiêu hóa thì sẽ gây ra hiện tượng chướng bụng, đầy hơi.
– Uống nước vối giúp lợi sữa
Đối với trẻ nhỏ, sữa mẹ là loại sữa tuyệt vời nhất thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển. Trong thời kỳ mang thai, nếu bà bầu có thói quen ăn uống khoa học hợp lý thì sẽ góp phần nuôi dưỡng lượng sữa dự trữ trong suốt quá trình sinh và cho con bú.
Nước lá vối tươi có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, giải độc và đặc biệt hơn là lợi sữa. Chính vì thế, bà bầu nên tập thói quen dùng lá vối hằng ngày để có thể tạo sức đề kháng tốt cho cơ thể, đồng thời, giúp lợi sữa khi sinh con.
Búp lá vối còn có thể được dùng để nấu thành món ăn cho các mẹ bầu trước khi sinh. Chỉ cần hầm với giò heo hoặc bò để ăn cận ngày sinh sẽ giúp có nhiều sữa hơn.
– Nước lá vối tươi tốt cho hệ tiêu hóa mẹ bầu
Theo tài liệu đông y, lá vối giúp kiện tỳ, tăng cảm giác ngon miệng trong quá trình ăn và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động mạnh mẽ. Chất đắng trong lá vối chứa thành phần thúc đẩy dịch tiêu hóa, cùng lúc đó thì chất tanin lại giúp bảo vệ niêm mạc ruột,…
Khi mang thai, việc bồi bổ dinh dưỡng lại là một điều đặc biệt không thể thiếu đối với mẹ bầu. Cho nên nếu không biết cách ăn uống và cân bằng dinh dưỡng thì bao nhiêu cũng chỉ là công cốc.
Chính vì thế, mẹ bầu lúc nào cũng phải chăm chút hệ tiêu hóa để giúp bản thân khỏe mạnh, đồng thời, hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện nhất có thể.
– Ngăn ngừa tiểu đường trong thời gian thai kỳ
Trong lá vối có chứa một hàm lượng polyphenol cao, có khoảng 128mg/gram trọng lượng khô cùng với hoạt chất ức chế alpha-glucosidase, có thể nói, nụ vối có khả năng hạn chế được việc tăng lượng đường huyết sau khi ăn một cách đáng kể.
Song song đó, lá vối còn giúp ổn định đường huyết, giảm được lipid máu và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm mà bệnh tiểu đường gây nên.
– Chống oxy hóa, đảm bảo sức khỏe bà bầu
Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu rằng, nụ vối có khả năng tiêu diệt được các gốc tự do, chống oxy hóa cao, từ đó, có thể giảm được sự hình thành của đục thủy tinh thể. Bảo vệ phòng tránh sự tổn thương từ tế bào tuyến tụy, đặc biệt, có thể phục hồi các men chống oxy hóa trong cơ thể.
– Uống nước vối giúp lợi sữa
Nước lá vối có thể được ủ từ lá vối hoặc nụ vối khô hoặc là tươi. Theo nghiên cứu gần đây, trong lá vối có chứa nhiều thành phần vitamin, có tác dụng thanh nhiệt cao, giải độc tốt và đặc biệt là lợi sữa.
Chính vì thế cho nên, bà bầu nên có thói quen uống nước lá vối hằng ngày để giúp thai kỳ phát triển khỏe mạnh, đồng thời còn lợi sữa khi sinh con.
– Nước vối giúp bà bầu làm đẹp
Dùng lá vối đun uống thay thế nước hàng ngày. Mỗi ngày dùng đều đặn 1 lít nước thì sẽ có được làn da mịn màng, sạch mụn hiệu quả. Tiếp đó, lá vối còn đánh tan mỡ thừa ở vùng bụng, giúp eo trở nên săn chắc hơn. Nước lá vối còn có tác dụng tốt cho da nhờn và da hỗn hợp nhiều mụn, dễ nổi mụn.
Thành phần trong lá vối giúp kiện tỳ, hỗ trợ ăn ngon và tiêu hóa tốt. Chất đắng trong lá vối kích thích được dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột cùng với tinh dầu có tính chất kháng khuẩn cao.
Nhưng không vì thế mà làm mất đi nơi cư trú của các loại vi khuẩn có lợi. Do đó, lá vối được cho là một loại nước tốt cho cả mẹ và bé.
Bà bầu uống nước vối thế nào là đúng cách, không bị độc?
Lá vối khô trước tiên phải rửa sạch, sau đó cho vào ấm, cho nước lạnh vào đun đến sôi rồi uống nóng hay để nguội đều được. Nụ vối cũng tương tự vậy, đun trong nước đến khi sôi hoặc hãm trong nước sôi giống lá trà xanh.

Bà bầu uống nước vối thế nào là đúng cách, không bị độc?
Màu của nước vối khô khi nấu lên có màu đỏ nâu nhạt, còn hãm lá vối tươi thì có màu xanh như nước trà xanh. Khi dùng, nước lá vối có vị đắng nhẹ, hơi ngọt, hương thơm ngai ngái.
Nếu mỗi ngày dùng 1 ấm nước lá vối hoặc 1 ly nước lá vối thì sẽ tốt cho sức khỏe. Không nên uống nhiều quá vì sẽ gây ra tác dụng không mong muốn cho hệ bài tiết.
Pha nước vối như thế nào cho đúng cách?
Lá vối có thể dùng tươi hoặc phơi khô thật giòn đều dùng được, có giá trị dinh dưỡng ngang nhau. Nhưng muốn lá vối được ngon thì theo kinh nghiệm dân gian truyền lại, đầu tiên phải ủ lá vối trước.
Sau khi ủ lá thì chất ngái do nhựa và chất diệp lục của lá sẽ bị phá hủy đi, lúc đó, nước vối sẽ ngon hơn. Lá và nụ vối sau khi thu hoạch được người ta rửa sạch nhựa, cho chúng vào thùng, thúng, bồ,… và phủ rơm rạ cho đến khi thấy chúng đen đều thì lấy ra rửa thật sạch rồi phơi khô.
Nếu nhà ai có chum, vại để ủ lá thì chất lượng lá sẽ ngon hơn do chum vại giữ nhiệt tốt hơn, độ ẩm được giữ khá tốt giúp quá trình ủ trở nên hoàn hảo hơn.
Khi bắt đầu ủ, lót lá chuối khô hoặc ít rơm xuống dưới đáy của chum, lấy lá vối và các cuống con, bỏ đi các cuống già, các lá chết, cho vào chum, phía bên trên lớp lá vối lại phủ kín bằng rơm rạ hay lá chuối khô.
Sau đó thì úp sấp chum xuống mặt đất, đặt ở những nơi khô ráo và thoáng mát, sau một thời gian lấy ra phơi cho khô và giòn để dùng dần.

Pha nước vối như thế nào cho đúng cách? – uống lá vối có tác dụng gì, có độc không, lá vối chữa bệnh gì
Ở ngoài miền quê, người dân có thói quen cất lá vối lên gác bếp vì ở bếp khô ráo luôn có khói và bồ hóng nên hạn chế được vi khuẩn xâm nhập, giúp lá vối không bị ẩm mốc.
Nói về quá trình ủ tốt là khi lấy ra phơi lá chín tới và chín đều màu. Tức là sau khi ủ lấy ra phơi lá phải ngả màu vàng chuyển đen đều nhau. Nếu ủ lá vối đúng quy trình và đúng cách thì sẽ cho ra một sản phẩm ngon và chất lượng.
Nấu Nước Vối Cách 1
Người dân có cách ủ lá vối theo lối cổ truyền: đầu tiên là thái nhỏ, rửa sạch nhựa. Sau đó cho vào thùng , thúng, bao tải,… rồi ủ với rơm rạ cho đến khi thấy đen đều thì lấy ra rửa sạch và phơi khô.
Lá vối tươi vốn rất ngái vì có chứa nhiều chất diệp lục nên phải ủ để chất này bị phân hủy đi. Trong quá trình ủ lá thì dưới tác dụng của các men oxy hoá có sẵn trong lá vối, tanin sẽ bị biến đổi một phần và sau đó thì hàng loạt các phản ứng sinh hóa diễn ra.
Nấu Nước Vối Cách 2
Chỉ cần cho nụ vối và lá vối vào các bao tải buộc kín, sau đó ngâm nước khoảng 48 giờ, vớt lên phơi dưới nắng đến khi nào gần khô hẳn thì lại ủ tiếp tục khoảng 6 giờ. Sau đó thì đem phơi tiếp cho khô hẳn luôn.
Cách tốt nhất để ủ lá vối là khi trời còn đang nắng to thì ta thu lại, sau đó trùm bạc lên, khi đó do nhiệt độ cao nên sẽ rút ngắn được thời gian ủ mà sản phẩm thì lại thơm ngon hơn.
Uống nước vối cần lưu ý điều gì để tránh các tác hại độc hại?
Từ lâu, ở nước ta lá vối đã được người dân dùng như một loại trà uống giải khát và thanh nhiệt cơ thể. Vì ngoài nước ra, cơ thể còn được cung cấp một số dưỡng chất và vitamin cần thiết khi uống nước vối.
Nhưng cũng không vì vậy mà lạm dụng lá vối quá nhiều, vậy thì nên uống lá vối với liệu lượng bao nhiêu một ngày là vừa đủ?

Uống nước vối cần lưu ý điều gì để tránh các tác hại độc hại?
– Bụng Cồn Cào, Mệt Mỏi Vì Cốc Vối Đặc
Mỗi khi hè về mọi người trong gia đình chị Nguyễn Thị Vân (ở Hà Nội) đều bị nhiệt trong cơ thể, ngứa ngáy khắp mình. Nghe mọi người mách về loại lá này, chị Vân lập tức mua cả bao tải về để dùng dần.
Giúp cơ thể thanh nhiệt, lọc các chất cặn bã ra khỏi cơ thể thì mỗi ngày chị Vân dùng 3-4 cốc nước vối. Bình thường chị uống sau khi ăn lại cảm thấy dễ chịu và hệ tiêu hóa trở nên tốt hơn.
Nhưng có đôi lần, sau khi chị làm việc mệt mỏi, bụng đang đói nhưng vì quá khát, chị đã uống vội một cốc nước lá vối thì cảm thấy bụng cồn cào, chân tay rã rời và mệt mỏi như tụt huyết áp vậy. Điều đó không chỉ xảy ra ở chị mà còn ở cả chồng chị nữa.
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng –Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Hội Đông y Việt Nam cho biết rằng, nước lá vối có công dụng rất tốt trong những ngày hè oi ả, giúp thanh lọc cơ thể tốt.
Ngoài ra, nước vối còn làm mát cơ thể và lợi tiểu, giúp đào thải độc chất qua đường niệu của cơ thể.
Trong y học cổ truyền, vối có vị đắng, chát, tính mát. Tác dụng có nó là thanh nhiệt, giải biểu, sát trùng, hạ khí, tiêu đờm.
Có thể nói, lá và nụ vối từ lâu đã được nhân dân ta nấu nước uống vì thơm, vừa có thể tiêu thực được, kích thích hệ tiêu hóa, tán thũng, chỉ huyết, sinh cơ.
Về vấn đề khi đói uống nước vối bị cồn cào là do nước vối thúc đẩy tiêu hóa, chống được vấn đề đầy hơi và giúp ăn ngon miệng hơn. Chính vì tác dụng này mà khi uống lúc đói sẽ làm nhu động ruột hoạt động nhiều, gây cảm giác thèm ăn kinh khủng, thậm chí là mệt mỏi, sa sầm mặt mày và mất đi năng lượng.
Do vậy, ngoài tác dụng của nước vối, người dùng nên lưu ý thể trạng của bản thân để sử dụng sao cho phù hợp nhất. Ngoài ra thì mọi người cũng nên sử dụng lá và nụ vối khô thay vì thói quen dùng lá vối tươi như nhiều hộ gia đình ngày nay.
Còn một điều nữa là lá vối tươi có khả năng kháng khuẩn khá mạnh, dẫn đến tình trạng hao huyết và tiêu diệt những loại vi khuẩn có lợi.
Bất cứ loại thảo dược nào cũng vậy, phải biết cách sử dụng cũng như liều lượng sử dụng hợp lý thì mới có thể phát huy được hết công năng. Việc uống quá nhiều trà lá vối và nụ vối có thể làm rối loạn tiêu hóa.
– Chỉ Nên Uống 1 Ấm Hoặc 1 Ly Lá Vối Một Ngày
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cho biết, cây vối còn được gọi là cây hậu phác, có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim (Myrtaceae), cây vối có chứa nhiều bộ phận dùng làm thảo dược đó chính là vỏ thân, lá, nụ.
Lá vối có chứa thành phần saponin, rất ít tanin, vết ancaloit (thuộc nhóm indol ) gần với cafein cùng 4% tinh dầu bay hơi, mùi thơm rất dễ chịu.
Trong các bộ phận khác của cây vối còn có chứa chất sterol, các chất béo, tanin catechic và gallic. Lá và nụ có chứa acid triterpenic.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trong lá và nụ vối có chứa kháng sinh kháng được một số loại vi trùng Gram+ và Gram- trong tất cả các giai đoạn phát triển.
Vào mùa đông, chất kháng sinh kháng khuẩn thường tập trung cao nhất ở lá vối tươi. Chất kháng sinh chứa trong lá có thể tan trong nước, các dung môi hữu cơ, vững bền với nhiệt độ và ở các môi trường có độ Ph từ 2 – 9.
Chúng phát huy tác dụng mạnh nhất đối với Streptococus (hemolytic và staman), sau đó đến vi trùng bạch hầu và Staphylococcus và Pneumococcus. Chất này hoàn toàn không có độc đối với con người.
– Uống Trong Nên Dùng Nụ Lá Khô, Bôi Rửa Ngoài Nên Dùng Tươi.
Lá vối tươi hay khô sắc lại đều có một tác dụng chung đó là chữa trị các bệnh ngoài da, sát trùng, mụn nhọt, lở loét, ghẻ, ngứa. Lá vối tươi thường rất ngái vì nó chứa chất diệp lục nên bắt buộc phải ủ để triệt tiêu các chất này.
Nếu dùng nguyên liệu khô thì phải bảo quản cho tốt, vì nếu nhiễm nấm rất dễ gặp các độc tố nấm mycotoxin sinh bệnh”. Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết.
Theo GS.TS Nguyễn Lân Dũng, Hội các ngành sinh học Việt Nam, lá vối được xem như vị cứu tinh đối với những ai bị gout.
Lá vối giúp tiêu hóa thức ăn hiệu quả. Nhất là những loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, iảm béo, lợi tiểu tiêu độc.
Đối với những bệnh nhân bị gout do ăn uống nhiều loại chất béo, ngọt bị ứ động nhiều chất uric; mặc khác là do hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết đào thải không tốt dẫn đến tình trạng uric ứ đọng ở các khớp làm khớp sưng lên, đỏ và đau.
Chính vì vậy, nên thường xuyên sử dụng lá và nụ vối giúp tiêu tích, làm tan đi các chất uric đào thải ra bên ngoài, góp phần điều trị và phòng ngừa bệnh gout hiệu quả.
Đối với cách dùng, mọi người có thể dùng lá hoặc nụ vối với liều lượng khoảng 1 ấm nước lá vối trong một ngày hay một ly trong một ngày đều được.
– Không Nên Uống Nhiều Quá, Sẽ Không Tốt Cho Hệ Bài Tiết.
Lá vối khá tốt cho sức khỏe, nhưng cũng không vì thế mà sử dụng nhiều, bởi vì có thể gây cản trở thu dưỡng chất. Nếu bạn pha loãng để uống thì không vấn đề gì. Dùng lá vối hãm lấy nước uống thay thế trà trong ngày và kết hợp với chế độ ăn uống, luyện tập sau cho phù hợp.

Lá vối khá tốt cho sức khỏe, nhưng cũng không vì thế mà sử dụng nhiều – uống lá vối có tác dụng gì, có độc không, lá vối chữa bệnh gì
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây vối, lá vối
– Chữa đờm thấp, khí trệ hoặc cảm nhiễm ẩm thấp làm bụng đầy, không tiêu, nôn mửa, thân thể nặng nề: Dùng 16g vối, 16gr thương truật, 16 gr trần bì và 8 gr cam thảo. Tán nhuyễn bột và uống 25 – 30 gr/ngày, cho thêm 3 lát gừng sắc uống.
– Chữa hoắc loạn, đau bụng: Dùng lá vối chế gừng tán thành bột, uống 8g một lần.
– Chữa đại tràng táo kết: Dùng lượng vối vừa phải tán bột cho vào dạ dày lợn, sau đó ninh nhừ. Tiếp đến là sấy khô, tán bột, viên bằng hạt ngô, dùng 30 viên một lần uống với nước gừng.
– Chữa đầy bụng: dùng Hậu phác, bạch truật, bạch thược, nhân sâm, bạch linh mỗi thứ 12gr đem sắc uống.
– Chữa vị hàn, nôn mửa: Hậu phác, trần bì, bán hạ chế, hoài sơn, hoắc hương mỗi thứ 12gr cùng 8gr sa nhân, 5 lát sinh khương đem sắc uống.
– Hỗ trợ trị tiểu đường: Dùng 15-20gr sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày hay hãm uống thay trà. Dùng thường xuyên để đạt hiệu quả tốt.
Vậy là WikiDinhNghia đã điểm qua bạn về lá vối, những tác dụng của lá vối tươi đối vơi sức khỏe trẻ em, người lớn, lá vối có tác dụng gì với bà bầu, lá vối chữa bệnh gì, cách pha nước vối đúng cách rồi nhé.
Chúc các bạn có thêm nhiều kiến thức để có thể chăm sóc gia đình và người thân nhé. Chúc các bạn nhiều sức khỏe.